Doanh nghiêp nào cung cấp đất, đá, cát cho dự án vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh?
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn (giai đoạn 1) do Becamex (HOSE: BCM) làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ cần lượng khủng đất, đá, cát để thi công các hạng mục.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cho biết, dầu diesel dùng cho dự án dự kiến lấy từ các cửa hàng xăng dầu gần khu vực dự án và trên tuyến đường di chuyển của phương tiện vận chuyển.
Đối với vật liệu cát xây dựng và cát đắp nền đường, kết quả khảo sát các mỏ cát cung cấp cho dự án đã được các chủ mỏ xác nhận 5 doanh nghiệp khai thác gồm CTCP Khoáng sản Huy Phát, CTCP Đầu tư Xây dựng và May thêu Tân Tiến, Công ty TNHH MTV Vật liệu Xây dựng Đại Phát Đạt, CTCP Đầu tư Bất động sản và Khoáng sản Đông Tiến và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Hòa Bình. Tổng trữ lượng còn lại là hơn 1.9 triệu m3 cát xây dựng, Khoáng sản Đồng Tiến là doanh nghiệp có trữ lượng cấp phép nhiều nhất với gần 0.83 triệu m3 còn lại.
Theo báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, nhu cầu sử dụng cát xử lý nền là 109,900 m3 và cát xây dựng là 159,568 m3 . Như vậy trữ lượng các mỏ cát khảo sát đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vật liệu này của dự án.
Thống kê các mỏ cát đã khảo sát phục vụ dự án Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường |
Đối với vật liệu đất đắp, kết quả khảo sát các mỏ đất đắp nền cung cấp cho dự án đã được các chủ mỏ xác nhận là 4 đơn vị khai thác được cấp phép gồm Công ty TNHH Sản xuất Vật liệu Xây dựng Hưng Thịnh, CTCP Đầu tư Xây dựng và May thêu Tân Tiến, CTCP 66 Gia Khang, CTCP Giao thông Đồng Nai.
Thống kê các mỏ đất đắp đã khảo sát phục vụ dự án Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường |
Trữ lượng còn lại của các mỏ đất tại bảng trên là 5.29 triệu m3 đất đắp xây dựng. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, nhu cầu sử dụng đất đắp nền là 3.95 triệu m3. Như vậy trữ lượng các mỏ đất đắp khảo sát có tỷ lệ đáp ứng là 134% nhu cầu sử dụng vật liệu này của dự án.
Đối với vật liệu đá và cấp phối đá dăm ghi nhận kết quả khảo sát các mỏ đá và cấp phối đá dăm cung cấp cho dự án đã được các chủ mỏ xác nhận là 9 đơn vị gồm CTCP Giao thông Đồng Nai, Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Thiện Tân, CTCP Khoáng sản Miền Đông AHP, CTCP Khoáng sản Tân Thịnh, Công ty TNHH Sản xuất Vật liệu Xây dựng Hưng Thịnh, CTCP Đá Hoa Tân An, CTCP Xây dựng Bình Dương, CTCP Miền Đông, CTCP Đầu tư Xây dựng và May thêu Tân Tiến.
Trong đó, ba doanh nghiệp được cấp phép nhiều nhất là Đá Hoa Tân An hơn 50.4 triệu m3, Xây dựng Bình Dương hơn 32 triệu m3, Khoáng sản Miền Đông AHP hơn 18.8 triệu m3,
Thống kê các mỏ đá đã khảo sát phục vụ dự án Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường |
Trữ lượng được phép khai thác của các mỏ đá cấp phối là trên 3.97 triệu m3. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, nhu cầu sử dụng đá cấp phối các loại để thi công áo đường là hơn 1 triệu m3. Như vậy trữ lượng các mỏ đất đắp khảo sát có tỷ lệ đáp ứng là 395% nhu cầu sử dụng vật liệu này của dự án, đảm bảo đủ đá cấp phối để thi công áo đường của dự án.
Đối với đá xây dựng, trữ lượng còn lại của các mỏ đá khảo sát là 84.76 triệu m3. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, nhu cầu sử dụng đá xây dựng là 576,254 m3 . Như vậy lượng đá của các mỏ còn quá nhiều so với nhu cầu sử dụng của dự án.
Đối với bê tông nhựa nóng được cung cấp bởi các nhà nhập khẩu và các trạm trộn bê tông nhựa nóng gần khu vực dự án. Dự án không có trạm trộn bê tông nhựa nóng.
Đối với bê tông xi măng, dự án dự kiến sơ bộ sẽ lắp đặt 7 trạm trộn bê tông xi măng tại các vị trí xây dựng công trình cầu để phục vụ thi công cầu.
* Đường Vành đai 4 TPHCM (giai đoạn 1) Becamex làm trông sẽ ra sao?
Dự án đường Vành đai 4 TPHCM đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn (giai đoạn 1) gồm hai dự án thành phần. Dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn, chiều dài khoảng 27.2 km với tổng mức đầu tư 8,796 tỷ đồng và từ vốn ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện 2023 – 2026. Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TPHCM đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn (giai đoạn 1) với chiều dài 47.85 km, tổng mức đầu tư dự kiến 9,452 tỷ đồng và nguồn vốn nhà đầu tư, thời gian thực hiện 2023 – 2026. |
Thu Minh
FILI